Xin chữ thầy đồ đầu năm đã từ lâu trở thành thói quen và là món ăn tinh thần không thể thiếu. Có lẽ nó đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân Việt ta. Để có được một bức thư pháp đẹp với nét chữ “rồng bay, phượng múa”. Thì cần phải trân quý những người tạo nên bức thư pháp đó. Không phải ngẫu nhiên tục cho, xin chữ thầy đồ trở thành một hành động đẹp có ý nghĩa thiêng liêng.

Kỹ thuật thảo chữ khi xin chữ thầy đồ

Kỹ thuật khảo chữ khi xin chữ thầy đồ đồi hỏi nghệ thuật và cốt cách của người cầm bút. Từ xưa cho tới nay với một dân tộc có truyền thống hiếu học. Quý trọng người hiền tài thì ông đồ trở thành tấm gương sáng và một quy chuẩn mẫu mực mà cha mẹ luôn hướng con cái học theo.

“Muốn sang thì bắc cầu Kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”

Mỗi một mùa xuân đến trên những gian nhà tranh, ven các con phố xuất hiện hình ảnh ông đồ già. Với giấy dó, nghiên mực đã thảo những nét chữ đẹp. Mềm mại, từ những cử chỉ cho đến hành động đều ẩn chứa một nghệ thuật độc đáo. Mà không một ai có thể bắt chước được.

Tiêu chí để đánh giá chữ thư pháp đẹp

Không phải để tạo ra bức thư pháp đẹp có giá trị là chỉ cần viết trên bề mặt của giấy dó. Mà điều quan trọng hơn nữa để thể hiện giá trị của bức thư pháp đó chính là cốt cách. Hay chính là cái tâm của người cầm bút. Mỗi một thầy đồ đều có một cái thế đặc biệt riêng tạo nên phong cách độc đáo mới mẻ.

ông-đồ-cho-chữ-thư-pháp-hiện-đại
Ông đồ cho chữ thư pháp tại Hồ Văn – Văn Miếu

Mặt khác, ông đồ với cái tâm trong sách cùng cốt cách của người quân tử. Đức tính tốt như yêu thương con người, nhân hậu hiền từ,…Sẽ không những tạo nên giá trị của con người mà bức thư pháp còn trở nên đáng quý đáng trân trọng hơn bao giờ hết.

cụ-cung-khắc-lược-cho-chữ
Cụ Cung Khắc Lược phân tích chữ thư pháp

Nét tươi vui, niềm phấn khởi và tự hào trên gương mặt của thầy đồ hòa vào không khí xuân sang. Tết về, mọi người có bức thư pháp treo trong gian khách tất cả tạo nên một cuộc sống tươi đẹp với nét văn hóa giàu mạnh.

Ý nghĩa to lớn của tục xin chữ thầy đồ đầu năm

Cho và xin chữ thư pháp không đơn giản là việc có được một bức thư pháp đẹp treo trong nhà. Mà người nhận chữ phải biết yêu cái đẹp, thưởng thức cái đẹp. Cái giá trị văn hóa hồn cốt của dân tộc từ bao đời nay.

Người cho chữ cũng không đơn giản là việc thảo ra những nét chữ thanh đậm. Mà ẩn sâu bên trong mặt chữ là những ý nghĩa sâu xa, những ước nguyện giản đơn về cuộc sống sung túc. Về may mắn, về truyền thống gia đình dòng tộc.

Văn hóa cho, xin chữ thầy đồ thật thiêng liêng và đáng trân trọng, cần giữ gìn và phát huy. Nó giống như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt thế hệ này sang thế hệ khác. Ngày nay để lưu trữ những giá trị truyền thống cốt lõi, tại hồ Văn – Văn Miếu. Có tổ chức các hoạt động cho xin chữ thư pháp ông đồ. Hướng dẫn bé tập viết thư pháp…. Để giữ gìn phát huy giá trị nhân văn cao đẹp mà đặc sắc này.