Thư pháp chữ Trí là gì?
Chữ Trí thư pháp có nghĩa là sự khôn ngoan, thông tuệ của con người, hiểu vật, hiểu đời, trái với ngu dốt. Trí còn có nghĩa ám chỉ sự “nhiều mưu kế”, nhiều “tài khéo”. Trong cuộc sống, người có Trí thường là người phải học rộng, hiểu nhiều. Phải chăm chỉ dùi mài kinh sử, tài liệu để làm giàu vốn kiến thức. Và phải biết cách đem kiến thức ấy ra để biến đổi. Và sử dụng nó vào việc cần thiết. Trong tiếng Hán Trí 智 (bộ Nhật): thông minh, hiểu biết, khôn. Đây là chữ Trí thường dùng trong kinh sách (đại trí, hiền trí, trí tuệ).
Ý nghĩa của chữ Trí thư pháp
Cùng với tục khai bút đầu năm, người Việt còn có thói quen xin chữ và cho chữ. Đây là một việc làm mang nhiều ý nghĩa văn hóa, thể hiện sự trọng chữ nghĩa. Người có trí tuệ là người có thể quan sát sự vật, sự việc rõ ràng. Chính xác đúng sự thật về bản chất, hình thức cũng như các tính chất khác của các sự việc, sự vật tại từng thời điểm cụ thể. Của cả tiến trình đang diễn ra, vì cuộc sống vẫn luôn liên tục tiếp diễn, các sự việc, sự vật cũng luôn liên tục thay đổi. Điều mà người đại trí tuệ có thể làm được. Chính là trong lòng biết rõ mà không thể hiện ra bên ngoài, tuyệt không thể hiện ra mình thông minh hơn người khác.
Tại sao nên xin chữ Trí thư pháp
Trong nhà, mọi thành viên chăm chỉ nhưng chưa được nhanh nhạy với cuộc sống thì nên xin chữ Trí. Bởi vậy, mỗi khi tết đến xuân về mọi người xin chữ về treo trong nhà. Sẽ giúp mọi thành viên trong gia đình thông tuệ. Suy nghĩ mọi việc thấu đáo, để có cách giải quyết tốt nhất, khiến cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
4 đánh giá cho Thư pháp chữ Trí
Chưa có đánh giá nào.