Thư pháp chữ Tín là gì
Chữ Tín (Nho giáo) là một trong những phẩm chất quan trọng trong Nho giáo, có nghĩa là làm đúng theo lời nói, cư xử đáng tin cậy. Trong Hán ngữ, chữ Tín (信) nghĩa là niềm tin, là giữ điều hẹn ước, kết hợp bởi bộ “Nhân” (イ) và chữ “Ngôn” (言). Hội ý rằng người có đức tín thì lời nói của người ấy phù hợp với hành vi. Nói sao làm vậy, để tạo niềm tin nơi người khác. Trong ngũ thường Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Tín tuy đứng ở hàng thứ năm nhưng lại rất quan trọng. Bởi vì hỗ trợ cho cả bốn đức trên, bởi không có niềm tin để phấn đấu thì không thể thành tựu được điều gì.
Chữ Tín và ý nghĩa của nó
Chữ Tín thư pháp nằm trong ngũ thường của người xưa bao gồm năm yếu tố: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Trong đó, Nhân là sự nhân từ nhân ái. Nghĩa là chính nghĩa, là sự biết ơn và trả ơn. Lễ là sự lễ phép, lễ độ, chuẩn mực trong giao tiếp; Trí là trí tuệ, kiến thức và Tín là sự tin tưởng, uy tín của mỗi người. Nếu con người sống mà thiếu một trong năm điều trên. Thì sẽ không bao giờ có thể trở thành một quân tử. Đầu đội trời, chân đạp đất, chẳng đáng để những người xung quanh kính ngưỡng và khâm phục. Thiếu đi một chữ Tín, lời nói của chúng ta trở nên không có trọng lượng, rất khó giành được lòng tin từ người khác.
Xin chữ thư pháp, đầu năm là một phong tục truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam. Để cầu mong may mắn, bình an và phúc lộc thọ cho bản thân và gia đình. Trong nhà có treo chữ Tín thư pháp sẽ tăng thêm sự uy tín. Nhắc nhở các thành viên trong gia đình luôn luôn coi trọng và giữ trọn niềm tin, lời hứa với mọi người trong cuộc sống.
Liên hệ: 0985.136.757 để đặt hàng
Tìm hiểu thư pháp chữ Nhẫn tại đây
3 đánh giá cho Thư pháp chữ Tín
Chưa có đánh giá nào.