Xin chữ tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, trong Hội chữ Xuân là một việc làm ý nghĩa. Bởi nó giúp nuôi dưỡng nét đẹp xin chữ, tặng chữ. Thể hiện sức sống của thư pháp trong đời sống hiện đại. Đồng thời giáo dục di sản cho thế hệ trẻ biết kế tục phẩm chất cao quý của bậc hiền tài với Tâm -Trí – Đức ngàn năm văn hiến.
Mục đích và ý nghĩa của Hội chữ Xuân
Tái hiện không gian văn hóa Sĩ tử đi thi. Trình diễn thư pháp gắn với đặc trưng di tích: Hiếu học – Tôn sư – Trọng đạo.
Tôn vinh nét đẹp văn hóa cổ truyền ngàn đời của dân tộc với các hoạt động tiêu biểu.
Xây dựng các loại hình dịch vụ bổ trợ, hoạt động trải nghiệm, đa dạng hóa sản phẩm du lịch phù hợp gắn với đặc trưng khu di tích.
Phát triển điểm đến Hồ Văn trở thành điểm tham quan cho du khách trong và ngoài nước. Trở thành nơi giao lưu văn hóa cho quần chúng nhân dân thủ đô.

Kết nối và khai thác di tích với khu vực bên ngoài. Kết nối các phân khu trong di tích (khu Nội Tự, Vườn Giám, Hồ Văn).
Nghiên cứu thiết kế kết nối nâng cao chất lượng sản phẩm lưu niệm tại di tích để tăng sự hấp dẫn. Độc đáo và phù hợp với thị hiếu của du khách.
Thực hiện tốt hơn nữa những mục tiêu, nhiệm vụ hàng năm của Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
Đưa điểm đến Hồ Văn – Văn Miếu lên một tầm cao mới. Kết nối với các hoạt động văn hóa của khu Nội Tự.
Tăng cường hơn nữa việc triển khai các nhiệm vụ do UBND thành phố. Sở VH &TT Hà Nội, giao cho Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
Hoạt động của Hội chữ Xuân
Biểu diễn nghệ thuật: Tiết mục biểu diễn nghệ thuật hội vô cùng đặc sắc trong bầu không khí rộn ràng, vui tươi của ngày lễ hội. Show diễn được thể hiện bởi nhiều nghệ sĩ, nghệ nhân nổi tiếng trong cả nước.
Không gian cho và tặng chữ: Được sắp đặt trong làng sĩ tử bao quanh Hồ Văn với sự tham gia của 60 ông đồ nổi tiếng. Các thầy đồ đến từ nhiều câu lạc bộ thư pháp trong cả nước với 2 thể loại chính. Là thư pháp Hán Nôm và thư pháp Quốc Ngữ. Để hội tụ được những ông đồ hội tụ đủ Tâm – Trí – Đức – Tài. Cho ngày hội “Văn Hiến” tại Hồ Văn, Văn Miếu đã diễn ra cuộc sát hạch vô cùng gay go và chặt chẽ.

Không gian sĩ tử đi thi: Tái hiện không gian nhộn nhịp đi thi một cách sinh động của các sĩ tử xưa với lều chõng, bút nghiên, giấy mực,… Đó thực sự được ví như “cá chép vượt vũ môn” để có ngày được “Vinh quy bái tổ”
Giấy dó và nghệ thuật dân gian: Với 3 gian nhà Việt rộng rãi, thoáng đãng tại Hồ Văn. Nơi đây là một triển lãm trưng bày các sản phẩm nghệ thuật đặc sắc trên nền giấy dó.
Trình diễn nghệ thuật trò chơi dân gian: Tết đến xuân về là lúc các hoạt động vui xuân biểu diễn nghệ thuật diễn ra tưng bừng. Tại Hội Chữ Xuân diễn ra tại Hồ Văn – Văn Miếu, du khách sẽ mãn nhãn với các tiết mục văn nghệ. Và trải nghiệm các trò chơi dân gian đặc sắc như ô ăn quan, kéo co,..
Xin chữ thư pháp tại Hồ Văn – Văn Miếu
Văn hóa cho chữ thật thiêng liêng và đáng trân trọng, cần giữ gìn và phát huy. Nó giống như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt thế hệ này sang thế hệ khác. Ngày nay để lưu trữ những giá trị truyền thống cốt lõi, tại hồ Văn – Văn Miếu. Có tổ chức các hoạt động cho chữ. Hướng dẫn bé tập viết thư pháp,… để giữ gìn phát huy giá trị nhân văn cao đẹp mà đặc sắc này.
Trên đây là một số thông tin về Hội chữ Xuân mà Hồ Văn – Văn Miếu muốn gửi đến quý khách. Hy vọng, đây sẽ là tài liệu hữu ích để giúp bạn tìm được món quà thư pháp. Cũng như những mẫu chữ thư pháp đẹp từ các ông đồ nổi tiếng ở Việt Nam.
Mọi thắc mắc xin được giải đáp qua số hotline 0985 136 757